Các loại hình bất động sản phổ biến tại Việt Nam

Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng về nhà ở phù hợp với văn hóa và lối sống của từng nước. Ở Việt Nam, bạn có thể thấy có nhiều những căn nhà ống, chung cư nhỏ, nhà san sát trong hẻm. Vậy muốn tìm hiểu về thị trường bất động sản tại Việt Nam, bạn sẽ cần phân biệt được các loại hình đó. Trong bài viết này, Homebase sẽ giới thiệu đến bạn các loại hình bất động sản phổ biến tại Việt Nam.

1. Căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư là những công trình nhà ở có các đơn vị (căn) riêng biệt, thường từ 20 đến 50 tầng tùy theo nơi ở và giới hạn xây dựng. Căn hộ chung cư phổ biến nhất ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Yếu tố quyết định giá cả căn hộ là tiện ích đi kèm, vì hầu hết các chung cư đều có cơ sở hạ tầng khá tốt. Một số tiện ích có thể kể đến như: hồ bơi, khu vui chơi, quán cà phê,…Thậm chí, một số chung cư cao cấp còn có cả trường học, ngân hàng, hoặc trung tâm mua sắm. Điều tiện lợi nhất chính là cư dân không phải đi đâu cả: Họ có thể chỉ ở trong chung cư và tận hưởng mọi dịch vụ giáo dục, y tế hệt như một thành phố thu nhỏ. Căn hộ chung cư là một trong những loại hình bất động sản phổ biến nhất tại Việt Nam.

Những công trình này thu hút các chủ đầu tư bất động sản lớn, cả nước ngoài và trong nước. Chính vì vậy mà giá cả của chúng cũng rất đa dạng, từ bình dân đến cao cấp. Giá thuê trung bình hàng tháng cho một căn hộ 2 phòng ngủ ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh rơi vào khoảng 1,500 đô la Mỹ.

2. Nhà đất nền

Nhà đất nền (hay còn gọi là nhà ở riêng lẻ) là nhà ở được xây dựng trên một mảnh đất riêng biệt, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức. Đây là một lọai hình bất động sản được nhiều người yêu thích.

Khi mua ở nhà riêng lẻ, bạn sẽ được nắm giữ hoàn toàn quyền sở hữu đất, sổ hồng, sổ đỏ cũng như quyền sở hữu sẽ hoàn toàn thuộc về bạn. Nhờ đó, bạn cũng có thể dễ dàng sửa chữa, thiết kế lại ngôi nhà theo ý thích của mình hoặc kinh doanh, buôn bán tại nhà riêng.

Đất ở Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau. Bài viết này sẽ tập trung vào 4 loại phổ biến nhất: Đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất rừng, và đất công nghiệp.

Đất thổ cư là nơi mọi người xây dựng nhà ở và sinh sống. Đây là mảnh đất thông thường bạn sẽ thấy có nhà ở hoặc căn hộ được xây.

Đất nông nghiệp có thể được sử dụng để trồng trọt và canh tác nông nghiệp. Nếu muốn, bạn cũng có thể xin cấp quyền để chuyển thành đất thổ cư. Nhiều người đang cân nhắc hình thức này vì chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang thổ cư tiết kiệm hơn rất nhiều so với mua thẳng, nhưng quá trình này thường kéo dài hơn bình thường. Lưu ý rằng không phải đất nông nghiệp nào cũng có thể chuyển thành thổ cư được, mà phải tuân theo một quá trình và thỏa mãn điều kiện riêng biệt.

Đất rừng là đất có rừng bao phủ, giống như công viên. Những vùng đất này được chính phủ bảo vệ nghiêm ngặt nên bạn không thể xây dựng trên diện tích này, cũng như không thể đốn chặt hay trồng thêm cây. Vì vậy, nếu bạn đang muốn xây dựng nhà ở thì đất rừng không phải là một lựa chọn tốt.

Đất công nghiệp là đất mà các công ty mua để xây dựng nhà xưởng, nhà kho, v.v. Đất này được chỉ định cho mục đích công nghiệp, nên cũng không được cấp phép xây nhà ở hay sinh sống.

3. Biệt thự (Villa)

Biệt thự là những ngôi nhà độc lập, có diện tích lớn hơn căn hộ thông thường và có thêm cổng, sân vườn, cùng nhiều tầng khác. Nhìn chung, tất cả các bất động sản biệt thự giống hệt nhau và có thể được xây dựng bởi một công ty hoặc cá nhân.

Biệt thự có thể được ví những căn hộ bài trí. Các biệt thự khác nhau được ngăn cách bởi sân vườn. Cũng giống như căn hộ, biệt thự sẽ nằm gần các trung tâm cộng đồng cùng các tiện ích cho cư dân như hồ bơi, phòng tập thể dục, không gian hội họp, v.v

4. Officetel

Officetel là gì? Loại hình bất động sản này là sự kết hợp giữa khách sạn và văn phòng (Hotel và Office). Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang muốn tìm một địa điểm để tập trung kinh doanh mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tiện dụng. Officetel cũng có thể được cấp phép kinh doanh chính thức.

Chúng thường nằm trong các khu chung cư với diện tích nhà ở rộng. Điểm khác biệt là thay vì chỉ dùng để ở, các chủ officetel có thể biến tấu, cải tạo không gian văn phòng cho mục đích kinh doanh.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều dự án officetel ở quận 2, 4 và 7. Ví dụ, Lexington Residence và The Sun Avenue (Quận 2). Millenium, City Gate, Goldview (Quận 4) và Sunset City View (Quận 7). Nếu bạn đang tìm kiếm một officetel, đây là những gợi ý địa điểm phù hợp nhất dành cho bạn.

5. Condotel

Condotel là gì? Đây là từ viết tắt của Condo và Hotel. Chúng là những căn hộ với chức năng tương tự như khách sạn, thường được xây dựng tại các thành phố lớn hoặc các khu du lịch nghỉ dưỡng sầm uất. Chủ sở hữu thường là các nhà đầu tư bất động sản, những người thu nhập cao muốn dành ra một nơi để nghỉ dưỡng, và cả những ai đầu tư bằng tiền nhàn rỗi để tăng thu nhập.

Condotel là loại hình bất động sản ngày càng trở nên phổ biến tại các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng bởi sự tiện lợi của chúng. Các quy định sở hữu condotel ở đây thường không khắt khe như các căn hộ thông thường (đây là loại hình tương đối mới, chưa được quy định nhiều trong các văn bản pháp luật). Vì vậy, thường xảy ra trường hợp tranh chấp với chủ đầu tư cũ.

Đến tháng 2/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua văn bản 703 quy định về việc cấp sổ hồng cho những tài sản như condotel. Tuy nhiên, thời hạn sổ hồng cho những dự án này chỉ kéo dài khoảng 50-70 năm.

6. Shophouse

Shophouse không chỉ là một thuật ngữ phổ biến mà còn là một phần không thể thiếu của cảnh quan đô thị ở nhiều quốc gia châu Á. Từ Singapore, Malaysia, Indonesia đến Việt Nam, những ngôi nhà phố thương mại này không chỉ là nơi để kinh doanh mà còn là biểu tượng của sự phồn thịnh và sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Với cấu trúc hai hoặc ba tầng, shophouse được thiết kế để tối ưu hóa không gian, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dân và doanh nghiệp. Tầng trệt thường được sử dụng cho các mục đích kinh doanh như cửa hàng, nhà hàng, văn phòng dịch vụ hoặc thậm chí là nhà ở của chủ sở hữu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh trong một không gian nhỏ hẹp và tận dụng tối đa vị trí đắc địa tại các khu vực trung tâm.

Mặc dù shophouse có thể có cùng một mục đích sử dụng chính, kiến trúc và phong cách của chúng thường phản ánh nền văn hóa và lịch sử địa phương. Ví dụ, ở Singapore, các shophouse ở quận Chinatown thường có kiến trúc cổ điển, với các cửa hàng nhỏ nhắn được sắp xếp dọc theo con phố, tạo nên một không gian phố thương mại sầm uất và độc đáo. Trong khi đó, ở Malaysia, shophouse ở George Town, Penang, thường mang nét đặc trưng của kiến trúc Baba-Nyonya, kết hợp giữa yếu tố Trung Quốc và Âu châu, tạo nên một phong cách độc đáo và phong phú.

Ngoài việc phản ánh nét đặc trưng văn hóa, shophouse còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các khu vực đô thị sầm uất và phát triển kinh tế. Việc xây dựng các dãy nhà phố thương mại này liền kề nhau trong các khu phố thương mại không chỉ tạo ra một không gian sống và làm việc tích hợp mà còn tăng cường sự hòa nhập xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của shophouse đã không chỉ giới hạn ở việc tạo ra các khu vực đô thị mới mà còn mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển bất động sản. Đặc biệt, trong một số quốc gia như Việt Nam, shophouse đang trở thành lựa chọn phổ biến cho các nhà đầu tư bất động sản do tiềm năng phát triển kinh tế và nhu cầu về không gian sống và làm việc ngày càng tăng.

Tóm lại, shophouse không chỉ là một phần của cảnh quan đô thị châu Á mà còn là biểu tượng của sự phồn thịnh và sự phát triển kinh tế trong khu vực. Với kiến trúc đa dạng và tính đa năng, shophouse không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn phản ánh nét đặc trưng văn hóa và lịch sử địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tạo ra các khu vực đô thị sầm uất và phát triển.

Cẩm Nang -