Đâu là kênh đầu tư tốt nhất trong thời kỳ lạm phát?

Tình hình lạm phát tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không lựa chọn đúng kênh đầu tư, nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực và am hiểu thị trường để bức phá. Cùng tìm hiểu kênh đầu tư tốt nhất qua bài viết sau.

1. Lạm phát bao trùm nền kinh tế 2022

Dưới đây là một mô tả chi tiết hơn về tình hình lạm phát có thể xảy ra trong nền kinh tế năm 2022:

  1. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát. Nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền tệ quá mức, có thể gây ra lạm phát. Tuy nhiên, nếu họ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn để kiềm chế lạm phát, có thể giữ cho mức độ lạm phát ổn định.
  2. Tình hình kinh tế toàn cầu: Biến động trong kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát trong nền kinh tế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ, tăng giá nguyên liệu hoặc giá vận chuyển có thể làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước.
  3. Biến động giá cả: Sự tăng giảm trong giá cả của các mặt hàng tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát. Nếu giá cả tăng mạnh trong nhiều lĩnh vực, có thể dẫn đến lạm phát.
  4. Nhu cầu tiêu dùng trong nước: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể dẫn đến lạm phát nếu cung cấp không thể đáp ứng kịp thời.

Tuy nhiên, để biết thông tin cụ thể và chi tiết hơn về tình hình lạm phát trong nền kinh tế năm 2022, bạn nên tham khảo các báo cáo và dữ liệu kinh tế từ các nguồn tin cậy như các tổ chức nghiên cứu kinh tế, ngân hàng trung ương, và cơ quan chính phủ.

2. Kênh đầu tư tốt nhất thời kỳ lạm phát – Đầu tư bất động sản

Từ đầu năm 2022, với những căng thẳng liên quan đến chiến sự tại Ukraine khiến nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn thường nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 lại thêm phần “chao đảo” gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Điển hình tại Mỹ, lạm phát đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 năm 2022 lần lượt là 8,5% và 8,3%, đều là những mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua. Tại Nga, mức lạm phát trong tháng 4 cũng đã tăng lên 17,62%% (so với 9,2% của tháng 2). Còn tại Việt Nam, dù các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh các biện pháp tổng thể để ngăn chặn lạm phát, bão giá nhưng nền kinh tế vẫn đang chịu những áp lực nặng nền từ lạm phát.

Đặc biệt, giá xăng dầu cuối tháng 5 đã phá kỷ lục vượt mốc hơn 30.000 đồng/lít khiến các mặt hàng khác đều thông báo tăng giá trong tháng 5 khiến nỗi lo lạm phát lại ám ảnh nền kinh tế. Theo các chuyên gia, hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng và bán lẻ… đều bị ảnh hưởng lớn do xăng dầu tăng giá quá nhanh và liên tục.

Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Những khoản này mang lại lợi ích cho những người đầu tư vào tài sản hoặc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao hơn, và dĩ nhiên rủi ro cũng cao hơn. Trong đó, đầu tư vào tài sản, cụ thể là vàng và bất động sản vẫn được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.

Cẩm Nang -