Top 4 sai lầm cần tránh khi vay vốn kinh doanh
Vay vốn kinh doanh là giải pháp cần thiết khi bạn cần nguồn tiền để trang trải các chi phí vận hành, máy móc, thiết bị, nhân công,… Có được nguồn vốn, bạn sẽ yên tâm hơn để phát triển doanh nghiệp của mình. Vấn đề được đặt ra là: Bạn đã nắm được hết những rủi ro tiềm ẩn khi vay vốn làm ăn? Hãy đọc bài viết sau để tránh những sai lầm thường gặp khi cần vay tiền kinh doanh!
1. Vì sao cần vay vốn kinh doanh?
Có nhiều lý do mà một doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh, bao gồm:
- Mở rộng hoặc phát triển kinh doanh: Vay vốn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, mở rộng thị trường hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
- Tiếp cận tài nguyên và công nghệ mới: Với vốn, doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ mới, thiết bị hiện đại hoặc thuê nhân lực có kỹ năng cao hơn để nâng cao năng suất và cạnh tranh.
- Tăng cường vốn lưu động: Vay vốn cũng có thể giúp doanh nghiệp tăng cường vốn lưu động để đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc cơ hội nhanh chóng trên thị trường.
- Đối phó với vấn đề tài chính ngắn hạn: Trong trường hợp gặp khó khăn tài chính ngắn hạn, vay vốn có thể là giải pháp để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Tận dụng cơ hội đầu tư: Đôi khi có cơ hội đầu tư xuất hiện trên thị trường mà cần sử dụng vốn nhanh chóng. Vay vốn có thể giúp doanh nghiệp tận dụng những cơ hội này một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, việc vay vốn cũng có thể mang lại rủi ro, bao gồm các khoản nợ phải trả với lãi suất cao, tăng cường áp lực tài chính và rủi ro không thể trả nợ. Do đó, việc đánh giá cẩn thận và quản lý tài chính là rất quan trọng khi quyết định vay vốn kinh doanh.
2. Những sai lầm thường gặp khi vay vốn kinh doanh và cách giải quyết
Là chủ doanh nghiệp, có hai thứ quan trọng bạn cần quan tâm: Chiến lược phát triển và nguồn vốn vận hành.
Dòng tiền ổn định đóng vai trò chủ chốt trong kinh doanh. Trong khi bạn hoàn toàn có thể “chèo lái” bằng tài năng và kinh nghiệm, vấn đề vốn luôn làm đau đầu nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp hơn cả. Trên thực tế, thiếu đi nguồn vốn, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã lao đao trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát suốt 2 năm vừa qua.
Vay vốn kinh doanh sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo tài chính khi quản lý doanh nghiệp của mình.
3. Khai thác vốn sở hữu – Giải pháp thay thế vay vốn truyền thống
Trước tiên, hãy cùng điểm qua những sai lầm khi vay vốn kinh doanh, và tìm đến giải pháp được đề xuất ngay sau đó.
Tìm hiểu thêm: Các hình thức vay vốn phổ biến tại Việt Nam
Không xác định rõ khoản vốn cần vay
Nhiều chủ doanh nghiệp vay quá ít hoặc quá nhiều do không ước tính được con số cần thiết. Vay ít gây thiếu hụt ngân sách. Trong khi vay nhiều hơn mức cần thiết, bạn còn phải “gánh” thêm khoản lãi suất đi kèm.
Có trong tay khoản tiền nhiều hơn nhu cầu thực tế, bạn còn dễ mắc phải sai lầm đầu tư vào những hạng mục không cần thiết, vô tình tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.
Lời khuyên: Hãy lên bảng chi tiêu chi tiết cho từng giai đoạn kinh doanh. Xác định rõ đâu là những chi phí quan trọng, không tránh khỏi để ưu tiên vay vốn. Đồng thời, ước tính tiềm năng sinh lời cho doanh nghiệp của mình để khoanh vùng mức thanh toán trong khả năng.
Không lên kế hoạch chi trả dài hạn
Có được khoản vay trong tay, bạn háo hức bắt tay vào trang trải chi phí và đầu tư mở rộng kinh doanh. Thế nhưng, bạn quên mất mình phải lên kế hoạch dài hạn, bao gồm tính toán rủi ro thị trường trong thời gian tới. Khi gặp vấn đề, nguồn vốn trong tay không đủ để trang trải, bạn lại rơi vào cảnh thiếu hụt như trước khi vay.
Lời khuyên: Hãy theo dõi tin tức, xu hướng thị trường mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi. Vừa lên ngân sách cụ thể cho từng tháng, vừa dự định khoản thu nhập cho những tháng tiếp theo kể cả khi có xê xích. Bằng cách này, bạn sẽ quản lý được nguồn tiền sát sao hơn để sẵn sàng thanh toán khoản vay theo kỳ hạn.
Chọn phải khoản vay không phù hợp
Cần nguồn vốn lớn nhưng lại chọn vay tín chấp? Muốn nhận tiền nhanh nhưng bạn lại đăng ký vay thế chấp ngân hàng,… là những sai lầm phổ biến. Điều này sẽ gây bất lợi khi thanh toán về sau.
Lời khuyên: Để tối ưu hóa nguồn vốn nhận được, bạn có thể tham khảo yêu cầu, so sánh lợi – bất lợi của một số hình thức vay phổ biến. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là khoản vay phù hợp nhất cho mình.
Thiếu nguồn quỹ dự phòng
Đừng quá sa đà vào vấn đề chi tiêu mà quên mất việc lập quỹ dự phòng. Là một bước đi cần thiết để đảm bảo tài chính, quỹ dự phòng (hoặc quỹ khẩn cấp) được đặt ra phòng trường hợp bạn cần tiền gấp khi kinh doanh, khi chưa vay mượn được nguồn vốn hoặc gặp thiếu hụt ngân sách.
Lời khuyên: Bạn có thể tham khảo một số cách lập quỹ dự phòng cá nhân. Điều tuyệt nhất là bạn không cần phải chờ đến khi vay vốn mới trích lập được: Bất kỳ ai cũng có thể xây dựng quỹ ngay bây giờ với thu nhập sẵn có.
Cẩm Nang -5 tiêu chí lựa chọn đất nền cho nhà đầu tư bất động sản
5 tiêu chí đánh giá khi chọn mua chung cư năm 2022
Tại sao cần chuyên gia thẩm định giá bất động sản của bạn?
Điều gì khiến giá nhà tiếp tục tăng cao?
4 trường hợp tịch thu sổ đỏ, sổ hồng mọi người cần biết
Các bước chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2022
Top dự án tiêu biểu mở bán tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022